Kinh nghiệm kinh doanh mô hình chó cảnh

Để đạt thành công đòi hỏi người kinh doanh chó cảnh cần có kỹ thuật chăm sóc, thuần dưỡng đảm bảo chó cảnh khỏe mạnh khi sang tay chủ mới.Dưới đây là kinh nghiệm quan trọng cần có khi kinh doanh chó cảnh.

Kinh nghiệm kinh doanh mô hình chó cảnh

Kinh nghiệm kinh doanh mô hình chó cảnh

Bất kì người kinh doanh chó cảnh nào muốn có được thành công đều trước hết phải bắt nguồn từ sở thích và tình yêu với những chú chó. Thế nên, lời khuyên cho những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh này đó là chính là sự đam mê.

Chính tình yêu, niềm đam mê với loại chó sẽ giúp bạn dành hết thời gian và tâm huyết để tìm hiểu cách chăm sóc, huấn luyện, nuôi nấng chúng. Đây chính là những kinh nghiệm quý báu giúp bạn tránh được những rủi ro như mua phải chó bệnh, hay chăm không đúng cách dẫn đến việc chó bị yếu, chết….

Một điều nữa là việc nuôi kinh doanh chó cảnh sẽ khiến bạn gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối hơn những loại động vật như mèo hay cá cảnh…. Có thể kể đến như sự ồn ào vì chó sủa, vấn đề vệ sinh môi trường, không gian nuôi, tiêm phòng các loại bệnh nguy hiểm như bệnh chó dại…. Chính vì thế sự kiên trì, nhẫn nại cũng như tình yêu với loài chó sẽ là yếu tố quan trọng tạo nền móng cho sự thành công của bạn.

Lựa chọn chó cảnh

Việc lựa chọn giống chó là kinh nghiệm kinh doanh chó cảnh quan trọng thứ 2 cho bạn. Để có những chú chó tốt bạn cần lưu ý 2 điểm sau:

Loại chó mà bạn muốn kinh doanh: Điều này sẽ tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Nếu khách hàng của bạn là những đại gia, những gia đình có điều kiện thì nên chọn những giống cho ngoại đắt tiền như Phốc Sóc, Poodle, Alsaka, Husky, Bull Ohasp, Chow chow, Pug…. Ngoài ra còn các loại chó cảnh có giá rẻ hơn như chó Bắc Kinh lai, chó Lạp Xưởng….

kinh-nghiem-kinh-doanh-cho-canh-ban-can-biet

Hình thức kinh doanh

  • Tự nhân giống chó để bán: Với hình thức này bạn cần lựa chọn được cặp bố mẹ hoặc mẹ có nguồn gen, sức khỏe tốt. Sau đó hãy cân nhắc xem khu vực nuôi chó của mình sẽ phù hợp với loại cho to, nhỏ hay trung bình, loại chó bạn định nuối có hung dữ, hay sủa, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến những người xung quanh hay không?. Đặc biệt một điều rất quan trọng khi bạn chọn phương án này đó chính là kinh nghiệm chăm sóc chó đẻ, chó sơ sinh cũng như khả năng tài chính để trang trải rất nhiều các khoản chi phí như thức ăn, chuồng trại, bác sĩ thú ý, dịch vụ tiêm phòng….
  • Mở cửa hàng chó cảnh: Với hình thức kinh doanh này bạn chỉ làm khâu trung gian giữa người nhân giống và người mua chó. Để tránh những rủi ro như chó bị bệnh, chó nhanh chết bạn cần chọn những địa chỉ nhân giống chó uy tín, chất lượng. Trước khi mua phải tìm hiểu kĩ xem những chú chó có bị các căn bệnh như còi xuongs, giun sán hay không, giấy xác nhận tiêm vắc xin của chó con…. Bạn cũng cần lưu ý chuồng trại và khâu chăm sóc ở cửa hàng để tránh việc chó bị bệnh, ốm….

Những lưu ý khi chăm sóc chó cảnh

Chế độ ăn dành cho chó

Mỗi giống chó sẽ có những đặc trưng khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển của chúng cần có những chăm sóc riêng biệt.
Cụ thể như sau:

  • Bữa ăn: Đối với chó con mới sinh được 2- 4 tháng tuổi, chúng cần được ăn 3 bữa, từ 4-10 tháng tuổi thì cần 2 bữa, còn trên 10 tháng thì 1 bữa/ ngày.
  • Giờ ăn: Chó con còn nhỏ nên cần cố định giờ ăn chính xác mỗi ngày.
  • Thức ăn: Dinh dưỡng cho chó cảnh cần phải đảm bảo đủ cơm, thịt, xương, rau, trứng, gan, cà chua,...

Cách cho chó ăn đúng cách

Mục số 2 này trong kinh doanh chó cảnh cũng quan trọng không kém. Khác với giống chó giữ nhà, chó cảnh là giống chó được chăm sóc đúng cách mới phát triển khỏe mạnh, không bệnh tật được. Đối với chó cảnh ăn no và đầy đủ dinh dưỡng thôi không vẫn chưa đủ. Cần ăn đúng cách, sử dụng dụng cụ ăn uống phù hợp với từng đặc điểm riêng từng loài.
Như vậy, khẩu phần ăn cho chó cảnh hằng ngày ngoài thức ăn, phải có rau thái nhỏ trộn vào cơm nóng để vào tô nhôm. Trước khi cho chó ăn tô phải rửa sạch, khô ráo.

Lên lịch tiêm phòng bệnh

Nếu đã xác định kinh doanh chó cảnh mà bạn không lên lịch phòng bệnh thì rất rủi ro. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất: đối diện bạn có thể mất trắng đàn chó khi đàn chó nhà bạn mắc bệnh nguy hiểm, những bệnh truyền nhiễm, bệnh không thuốc chữa…….. Hãy chuẩn bị và phòng ngừa trước đừng để đến khi chó không may bị bệnh, hoặc tệ hơn là chết thì lúc đó ngã ngửa ra thì lúc đó đã quá muộn.
Thứ hai: Nếu chó bị bệnh và bạn là người chăm sóc trực tiếp, vậy ai sẽ là người dễ bị lây nhất? Chính là bạn đấy, và bạn lại lây sang cho người thân, bạn bè của mình cực kì nguy hiểm.
Chó con mới sinh cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ cho 5 bệnh cơ bản như Care virus,Parvo virus, Viêm gan truyền nhiễm, họ cũi chó và phó cúm thì không chỉ chó con bị bệnh mà còn nguy cơ lây cho cả đàn chó.

Vệ sinh chuồng chó cảnh thường xuyên

Nơi ủ mầm bệnh đầu tiên không đâu khác chính là chuồng và nơi xích chó. Để chó cảnh của bạn phát triển khỏe mạnh nhất, nếu không may bị bệnh sẽ giúp ngăn trở sự lây lan, giúp thú cưng hồi phục nhanh chóng.

Xem thêm: Mèo mang thai mất bao lâu?

Twitter : Sản phẩm thú cưng


Nhận xét

Sản phẩm thú cưng

Thỏ có được tắm không?

Nuôi mèo đen trong nhà có tốt không ?

Chó bully đắt nhất thế giới

Các giống thỏ phổ biến trên thế giới

Thức ăn dành cho mèo con