Bệnh dại ở chó có chữa được không?

Sản phẩm thú cưng

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, nếu không tiêm huyết thanh kháng dại sau khi bị chó dại cắn thì tỉ lệ tử vong rất cao. Hãy cùng tìm hiểu xem bệnh dại ở chó có chữa được không, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh dại.

1. Bệnh dại chữa được không?

Tuy nhiên, bệnh có thể được loại bỏ nếu tiêm vắc-xin kịp thời trước khi bệnh tiến triển xấu đi. Bất cứ khi nào con người bị động vật hoang dã hoặc động vật dại cắn, phải nhanh chóng đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời tiêm phòng, cứu chữa, ngăn ngừa nguy cơ tử vong.

2. Nguyên nhân

Virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh của người hoặc vật. Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua các vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi bị động vật dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người.

Đôi khi, những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng, nhiễm trùng máu có xung huyết hoặc khó thở và có thể vô tình nhiễm virus dại khi chủ quan và chăm sóc, cho vật nuôi uống thuốc bằng tay.

Chưa có báo cáo dựa trên bằng chứng nào về bệnh dại trên người xảy ra do sử dụng sữa. Nhưng những người giết mổ chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận bị nhiễm virus khác, tuy nhiên chưa có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.

3. Các biện pháp điều trị

Nếu đánh giá thấy bất kỳ nguy cơ nào về bệnh dại, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng một loạt mũi tiêm khác nhau và đề nghị điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm kèm thêm globulin để gia tăng tác dụng của vắc-xin ngừa dại. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe liên tục trong thời gian điều trị bệnh, đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân.

Để chuẩn bị cho việc gặp bác sĩ và giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chuẩn bị thông tin cho một loạt câu hỏi sau:

  • Con vật nào cắn bạn?
  • Đó là động vật hoang dã hay vật nuôi?
  • Nếu nó là vật nuôi, bạn có biết con vật đó thuộc về ai không? Nó đã được tiêm phòng chưa?
  • Hãy mô tả hành vi của động vật trước khi nó cắn bạn. Có phải con vật bị khiêu khích trước khi cắn người?

Khi bị chó mèo dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, để vết thương rửa dưới nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn... Thao tác xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại càng hiệu quả. Sau đó, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng đến vài ba tháng, có người đến vài năm. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị cắn. Nơi bị mèo, chó dại cắn càng gần khu vực thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị chó dại cắn ở vùng đầu mặt cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.

4. Phòng ngừa bệnh dại

Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cào hoặc vết cắn, liếm của con vật dại trên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hòa virus dại, còn vắc-xin có tác dụng củng cố miễn dịch lâu dài về sau.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh như cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi thường rong chơi và hay tiếp xúc gần gũi với chó mèo... thì đều nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các gia đình nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Tránh thả rông chó, mèo lang thang ngoài đường. Chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo. Khi bị cắn tuyệt đối không chủ quan, không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

 Xem thêm thông tin khác: Cách huấn luyện chó con 2 tháng tuổi

Twitter : Sản phẩm thú cưng

Nhận xét

Sản phẩm thú cưng

Thỏ có được tắm không?

Nuôi mèo đen trong nhà có tốt không ?

Chó bully đắt nhất thế giới

Thức ăn dành cho mèo con

Các giống thỏ phổ biến trên thế giới